Bạn Có Phải Người Tư Duy Giới Hạn Không? – Limited Thinking

Bạn có từng nghĩ bản thân sao lại vô dụng, không có chút tài năng, năng lực gì nổi bật. Nếu từng nghĩ như vậy bạn đang mắc phải lỗi tư duy giới hạn – Limited Thinking rồi đấy.

Bài trước tôi đã có liệt kê 6 lỗi tư duy phổ biến nhất, trong bài này tôi sẽ tiếp tục nêu thêm một số lỗi tư duy giới hạn cũng quan trọng không kém 6 lỗi trước.

6 Lỗi Tư Duy Giới Hạn – Limited Thinking Thường Gặp (tiếp theo)

>> Đọc thêm phần trước lỗi tư duy giới hạn – limited thinking tại đây.

Lắng nghe những người phản đối

Khi bạn nói rằng bạn muốn làm điều gì đó khác biệt thì vô số những lời phê bình, bình phẩm, tiêu cực nói rằng bạn không làm được đâu. Bạn muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng người khác nói rằng hãy để những người giàu làm chuyện lớn lao đó, chúng ta chỉ cần cố gắng sống tốt là được rồi.

Khi bạn chỉ lắng nghe những điều tiêu cực, những định kiến giới hạn đó quá nhiều, nó sẽ khiến bạn mãi không dám tiến tới, bứt phá ra khỏi giới hạn.

Tự phê bình

Thực sự thứ đáng sợ nhất không phải là định kiến từ bên ngoài mà là định kiến từ bên trong nội tâm của chính ta. Ta luôn tự trách, tự phê bình chính mình. Nếu nội tâm bạn vững chắc không quan tâm những lời chê bai, không ngừng cố gắng, chắc chắn bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Ngược lại, khi nội tâm tự suy xét, kẽ giới hạn cho dù bên ngoài có đầy sự thuận lợi, cơ hội một khi đã mất niềm tin thì làm gì cũng thất bại.

Kể chuyện

Ta thường tin lời và nhập tâm vào câu chuyện của người kể. Ví dụ: Hai người bạn thân bạn đang xích mích và một trong số đó kể cho bạn, phàn nàn về hành động của người kia, bạn sẽ có xu hướng nhìn theo góc nhìn của người được kể khi chưa xác nhận tự phía còn lại. Thời nay, báo chí cũng đang dắt mũi chúng ta theo cách đó. Hãy nghe đừng vội tin bất kì điều gì, vì bạn sẽ bị lừa theo đúng ý đồ họ muốn.

Mỗi thứ tôi cần biết đều học cả rồi

Khi sếp nói bạn học thêm cách lên chiến lược Marketing cho sản phẩm vì báo cáo của bạn không có gì mới mẻ cả. Trường hợp như thế chúng ta đa phần sẽ nghĩ rằng đó là chuyên môn của tôi, tôi đã học hết tất cả những gì mình cần phải biết rồi. Nhưng thực ra, khi ta lĩnh hội nhiều thứ ta sẽ càng nhận ra bản thân như chưa biết gì cả, khi đạt đến tâm thức như vậy thì bạn mới thoát ra được lỗi tư duy “bạn biết mọi thứ”.

Đặc Điểm Nhận Biết Bạn Có Phải Người Tư Duy Giới Hạn Không? - Limited Thinking

Phóng đại

Bạn có đang làm quá mọi vấn đề? Khi về nhà mẹ bạn hỏi bạn một câu hỏi khá bình thường nhưng cũng khiến bạn cáu gắt, khó chịu cho dù sau đó bạn thấy rất có lỗi nhưng tình trạng vẫn lặp lại. Phóng đại tình huống nhỏ trở nên vấn đề lớn cũng chính là một thói quen như cách bạn hành xử với chính người thân của mình. Khi ra đường thì lịch sự, phải phép còn về nhà thì dễ nhạy cảm, phách lối.

Đọc suy nghĩ

Hầu như tất cả chúng ta đều khá tự tin về trực giác của mình. Bạn nghĩ bạn sẽ dễ dàng hiểu được lý do họ hành động như vậy. Giả sử như: Người yêu từ chối đi nhà nghỉ với bạn. Bạn nghĩ rằng là họ không yêu bạn nên mới từ chối như thế nhưng điều đó không thể minh chứng được họ có yêu bạn hay không.

Vậy nên đừng quá tin rằng bạn đọc được suy nghĩ của người đối diện dù cho bạn nghĩ bạn hiểu họ như thế nào. Chính vì cách tự đọc suy nghĩ, rồi tự quyết định là hành động khiến nhiều mối quan hệ dễ đổ vỡ nhất, khi mối quan hệ không có sự sẻ chia mà chỉ nghĩ trong đầu đoán bừa rồi tự hiểu lầm nhau.

Kết

Điều tôi muốn tất cả chúng ta đúc kết được sau 2 bài blog về chủ đề tư duy giới hạn – limited thinking rằng “Hãy luôn tạo niềm tin, hi vọng cho chính mình, đừng để chúng biến mất trong cuộc sống của bạn. Vì có niềm tin, hi vọng, khát khao thì cuộc sống bạn mới có thể vận hành phát triển được.”

Khi bạn nghĩ rằng bạn muốn làm điều gì đó khác biệt, dù bạn chưa hành động gì cả nhưng bạn chắc chắn đến gần với thành công hơn 50% so với kẻ không có niềm tin nào cả.

Mong những trải nghiệm của mình sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu thích bài viết này thì like, share, comment ủng hộ mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *