Viết Lách Giải Phóng Tiêu Cực

Chúng ta thường phóng đại những rắc rối lên cực đại, khiến nó trở nên quá tiêu cực nhưng bản chất không phải vậy. Cách để giải phóng sự tiêu cực đó chính là tạo thói quen viết lách.

Lý do vì sao viết lách giải phóng tiêu cực:

Tôi đã từng mất cân bằng và luôn cố gắng thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Cứ 1 giây tôi để tâm trí lạc trôi vô định, tôi lại bắt đầu hồi tưởng lại những kí ức khó chịu đó rồi suy diễn nhiều kịch bản hơn về chúng. Thật khó để thoát ra khỏi dòng suy nghĩ ấy, nó luôn khiến tâm trí tôi hoài nghi và dậy sóng. Sau khi trải qua cảm giác đó nhiều lần tôi nhận ra rằng thực chất đó là biểu hiện bình thường của bộ não mà chắc chắn ai cũng gặp phải.

“Overthinking”

Ta càng vùng vẫy, càng cố để quên những điều tồi tệ đó thì ta chỉ càng nhớ nó dai dẳng hơn. Tôi biết nếu mình cứ sống như vậy, cứ đắm chìm vào sự tiêu cực ấy tôi sẽ tự hủy hoại bản thân mình, đến một lúc muốn thoát ra cũng không kịp nữa. Và viết lách chính là liều thuốc cho tôi sự chữa lành.

Khi nhận thức được chỉ có một cách duy nhất để thoát khỏi vấn đề tồi tệ đó chính là đối mặt trực diện với chúng! Tôi bắt đầu tạo cho mình thói quen viết lại những điều xảy ra thường ngày dù là những hành động nhỏ nhất, cách tôi hành xử như thế nào trong mọi tình huống dù tốt hay xấu. Từ đó, tôi nhớ rõ và hiểu hơn về bản thân dù là những điều nhỏ nhất. Tôi nhận thức rõ ưu khuyết điểm của mình ở đâu, lý do khiến tôi luôn rụt rè, e ngại, không tự tin vào chính mình.

Chia sẻ của Ngân sau khi viết lách, nhật ký trong 1 tháng:

“Mình là một đứa rất hay nóng tính mỗi khi tranh cãi với ai một vấn đề nào đó. Nếu biết chắc chắn mình đúng thì nhất định phải thắng cho bằng được. Sau mỗi lần như vậy mình cảm thấy những mối quan hệ xung quanh trở nên tồi tệ và mọi người ngại tiếp xúc với mình hơn. Tình cờ mình biết được phương pháp viết nhật ký, mình cũng thử áp dụng tập thói quen viết ra những điều khiến bản thân cảm thấy khó chịu mỗi khi tranh luận, lý do bản thân vì sao lại dễ bực bội đến vậy.

Sau thời gian ngắn viết nhật ký đều đặn, mình biết được điều khiến bản thân có xu hướng khó chịu nhất là khi giao tiếp với những người chậm hiểu, dù cố giải thích với họ bằng những từ ngữ dễ hiểu nhất nhưng họ cứ liên tục hỏi đi hỏi lại nhiều lần nó khiến mình phát bực.

Khi hiểu rõ được lý do khiến bản thân như vậy. Mình từ từ ngẫm lại có phải mình quá khắt khe quá họ rồi không. Ai lần đầu gặp phải vấn đề đều sẽ lúng túng và khó tiếp thu nhanh chóng chính mình cũng có lúc như vậy. Điều mình cần giải quyết tình huống không phải là lờ họ đi mà là kiên nhẫn xem họ có khuất mắt chỗ nào để từ đó dễ dàng dẫn dắt họ vào đúng vấn đề mình muốn truyền đạt.”

Khi ta biết rõ lý do “khơi nguồn” của cảm xúc nằm ở đâu thì ta sẽ dễ dàng nhìn thẳng vào vấn đề và đưa ra hướng giải quyết, cư xử tốt nhất giống như Ngân đã chia sẻ. Sau thời gian dài rèn luyện thói quen viết lách, viết nhật ký,… chiêm nghiệm cuộc sống xung quanh. Tôi nhận thấy rằng việc dành ra 15-30 phút mỗi ngày để viết mang đến cho tôi nhiều bài học đáng giá mà tôi nghĩ tất cả chúng ta đều nên thử thực hiện.

Lợi ích của việc viết lách, nhật ký mỗi ngày:

Không phí thời gian để lo âu mà hãy bắt tay vào giải quyết vấn đề

Càng chìm vào âu lo ta càng sợ hãi và có xu hướng trốn tránh nhưng vấn đề vẫn ở đó không bao giờ biến mất. Nhận thức được điều này rõ thì ta mới thật sự quyết liệt bắt tay tìm cách tiêu diệt chúng tận gốc.

Kỹ năng tư duy rành mạch

Sắp xếp các vấn đề gặp phải rõ ràng, sáng suốt, nhìn rõ gốc rễ của mọi vấn đề từ đó dễ dàng giải quyết từng cái một.

Sống có mục tiêu và niềm tin

Một con người sẽ không thể phát triển khi không có bất kì niềm tin, hy vọng nào trong cuộc sống. Đồng thời sống nếu không có kế hoạch, mục tiêu cụ thể sẽ khiến ta không bao giờ quyết tâm làm bất kỳ điều gì.

Nhận thức rõ về bản thân

Tầm nhìn của mỗi người sẽ được đánh giá dựa vào kiến thức, kinh nghiệm sống của người đó nhưng kiến thức và kinh nghiệm luôn luôn có giới hạn của nó. Việc bạn nhận thức được bản thân đang ở đâu, như thế nào sẽ giúp ta ngừng ảo tưởng bởi chủ quan của chính mình. Từ đó, không ngừng học hỏi, trải nghiệm và sáng tạo nhiều hơn nữa để có một tầm nhìn đa chiều.

Tự tin và yêu bản thân hơn

Cải thiện trầm cảm, tự ti, lo lắng, stress: Khi viết lách, nhật ký giúp ta nhận thấy được khả năng của bản thân mà trước đó ta không để ý.

Bài viết sau tôi sẽ giải thích kĩ hơn từng lợi ích của việc viết lách vì bài hôm nay cũng đã dài quá rồi. Nếu các bạn còn thấy việc viết lách mang thêm nhiều lợi ích nào cho bản thân nữa thì hãy để lại bình luận ở phía dưới và chia sẻ trải nghiệm của bạn cho mọi người nữa nhé.

Đây là bài viết đầu tiên trong chuỗi blog của Hani. Mong rằng các bạn sẽ thích nó. Thân yêu!

2 thoughts on “Viết Lách Giải Phóng Tiêu Cực

  1. Mai Chi says:

    bạn có sử dụng phần mềm/ website nào để làm nhật kí không ? hay đơn thuần sẽ viết ra tập giấy. Bạn có thời gian specific nào để viết nhật kí không ?

    • Change with Hani says:

      Mình viết nhật ký bằng Notion nè. Mình khá lười viết bằng tay nên khi mở laptop lên làm việc thì mình mở Notion để viết nhật ký cho tiện luôn nè. Viết kiểu nào cũng được, quan trọng bạn dành chút thời gian để xem lại nhật ký của mình nữa nhé <3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *